header
|
header-mobile


Đọc hiểu văn bản Cây bão táp đảo Nam Yết Trần Đăng Khoa | Đề thi cuối kì Văn 8 thành phố Vĩnh Yên

Tác giả: hoanglanphuong
Ngày: 18/01/2024

Dưới đây là đề thi cuối học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn của thành phố Vĩnh Yên. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ cho các bạn trong quá trình ôn tập thi cuối kì. 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi


Đọc hiểu văn bản Cây bão táp đảo Nam Yết Trần Đăng Khoa

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, cây bão táp có những đặc điểm gì? 

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong văn bản. 

Câu 4: Anh/ chị có suy nghĩ gì về hình tượng những người lính hải quân được thể hiện trong văn bản? 


Trả lời đọc hiểu 

Câu 1: 

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên: Phong cách nghệ thuật

Câu 2: 

- Theo tác giả, đặc điểm của cây bão táp là: 

+ Thân cây mềm mại

+ Lá cây mượt mà

+ Dáng cây dẻo dai 

Câu 3: 

- Phép điệp được sử dụng trong văn bản: "Sao mà"

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho đoạn thơ thêm sinh động hấp dẫn. 

+ Lần lượt thể hiện cũng như phác họa các đặc điểm của cây bão táp như: Mềm mại, dẻo dai, bền bỉ.

+ Đặc biệt điệp ngữ trên là cơ sở góp phần hình thành những hình ảnh nhân hóa của cây bão táp về người lính trên đảo. Qua đó tác giả nhấn mạnh và ca ngợi vẻ đẹp trước những hi sinh, gian khổ của người lính trên đảo. 

Câu 4: 

Ta thấy rằng hình ảnh của những người lính đã đi cùng với những khó khăn, gian truân mà không cần chứng kiến ta vẫn có thể cảm thấu được. Khó khăn hơn hết ta thấy rằng hình ảnh người lính hải quân trong thi ca của tác giả Trần Đăng Khoa lại cao cả và ý nghĩa. Xa quê hương xa gia đình đã là một thiệt thòi, không những thế họ còn phải chống chịu trước những phong ba bão táp nơi biển đảo. Vì vậy hình ảnh của những người lính này cũng chính là một trong những cảm hứng sáng tác của tác giả. Người lính ấy được Trần Đăng Khoa mượn hình ảnh cây bão táp với những đặc điểm như mềm mại, dẻo dai, bền bỉ,... để miêu tả cũng như phác họa nên hình ảnh người lính và những hi sinh của họ nơi hải đảo. Vì vậy qua đó bản thân em thấy vô cùng khâm phục và tự hào trước những cống hiến của những người lính này. 

Đề thi mới nhất
  • Document
Đề thi được tải nhiều nhất

Đọc hiểu văn bản Cây bão táp đảo Nam Yết Trần Đăng Khoa | Đề thi cuối kì Văn 8 thành phố Vĩnh Yên

Tác giả: hoanglanphuong
Ngày: 18/01/2024

Dưới đây là đề thi cuối học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn của thành phố Vĩnh Yên. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ cho các bạn trong quá trình ôn tập thi cuối kì. 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi


Đọc hiểu văn bản Cây bão táp đảo Nam Yết Trần Đăng Khoa

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, cây bão táp có những đặc điểm gì? 

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong văn bản. 

Câu 4: Anh/ chị có suy nghĩ gì về hình tượng những người lính hải quân được thể hiện trong văn bản? 


Trả lời đọc hiểu 

Câu 1: 

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên: Phong cách nghệ thuật

Câu 2: 

- Theo tác giả, đặc điểm của cây bão táp là: 

+ Thân cây mềm mại

+ Lá cây mượt mà

+ Dáng cây dẻo dai 

Câu 3: 

- Phép điệp được sử dụng trong văn bản: "Sao mà"

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho đoạn thơ thêm sinh động hấp dẫn. 

+ Lần lượt thể hiện cũng như phác họa các đặc điểm của cây bão táp như: Mềm mại, dẻo dai, bền bỉ.

+ Đặc biệt điệp ngữ trên là cơ sở góp phần hình thành những hình ảnh nhân hóa của cây bão táp về người lính trên đảo. Qua đó tác giả nhấn mạnh và ca ngợi vẻ đẹp trước những hi sinh, gian khổ của người lính trên đảo. 

Câu 4: 

Ta thấy rằng hình ảnh của những người lính đã đi cùng với những khó khăn, gian truân mà không cần chứng kiến ta vẫn có thể cảm thấu được. Khó khăn hơn hết ta thấy rằng hình ảnh người lính hải quân trong thi ca của tác giả Trần Đăng Khoa lại cao cả và ý nghĩa. Xa quê hương xa gia đình đã là một thiệt thòi, không những thế họ còn phải chống chịu trước những phong ba bão táp nơi biển đảo. Vì vậy hình ảnh của những người lính này cũng chính là một trong những cảm hứng sáng tác của tác giả. Người lính ấy được Trần Đăng Khoa mượn hình ảnh cây bão táp với những đặc điểm như mềm mại, dẻo dai, bền bỉ,... để miêu tả cũng như phác họa nên hình ảnh người lính và những hi sinh của họ nơi hải đảo. Vì vậy qua đó bản thân em thấy vô cùng khâm phục và tự hào trước những cống hiến của những người lính này.